Lý thuyết về Dynamic routing và các cấu hình cơ bản
1. Giới thiệu
- K/n Dynamic Routing: Định tuyến động chiếm ưu thế trên mạng Internet ngày nay. Các đường đi tự động được cập nhật bởi router. Đường đi đến đích có tính linh hoạt
- Các kiểu định tuyến động:
+ IS-IS(Intermediate System-to-Intermediate System )
+ RIP(Routing Information Protocol)
+ IGRP(Interior Gateway Routing Protocol)
+ EIGRP(Enhanced IGRP)
+ OSPF(Open Shortest Path First)
+ BGP (Border Gateway Protocol)
2. Thuật toán tìm đường
Sử dụng các giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách thường tốn ít tài nguyên của hệ thống nhưng tốc độ đồng bộ giữa các router lại chậm và thông số được lựa chọn đường đi có thể không phù hợp với những hệ thống mạng lớn. Chủ yếu các giao thức định tyến theo vectơ khoảng cách chỉ xác định đường đi bằng
khoảng cách (số lượng hop) và hướng đi (vectơ) đến mạng đích.Theo thuật toán này ,các router sẽ trao đổi bảng định tuyến với nhau theo định kỳ .Do vậy ,loại định tuyến này chỉ đơn giản là mỗi router chỉ trao đổi bảng định tuyến với các router láng giềng của mình .Khi nhận được bảng định tuyến từ router láng giềng ,router sẽ lấy con đường nào đến mạng đích có chi phí thấp nhất rồi cộng thêm khoảng cách của mình vào đó thành một thông tin hoàn chỉnh về con đường đến mạng đích với hướng đi ,thông số đường đi từ chính nó đến đích rồi đưa vào bảng định tuyến đó gửi đi cập nhật tiếp cho các router kế cận khác .RIP và IGRP là 2 giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách . ( RIP ver1 & ver2, IGRP & EIGRP )
Chuyển bảng định tuyến cho router láng giềng theo định kỳ và tính lại vectơ khoảng cách
Chuyên mục: Network, router Cisco
1. Giới thiệu
- K/n Dynamic Routing: Định tuyến động chiếm ưu thế trên mạng Internet ngày nay. Các đường đi tự động được cập nhật bởi router. Đường đi đến đích có tính linh hoạt
- Các kiểu định tuyến động:
+ IS-IS(Intermediate System-to-Intermediate System )
+ RIP(Routing Information Protocol)
+ IGRP(Interior Gateway Routing Protocol)
+ EIGRP(Enhanced IGRP)
+ OSPF(Open Shortest Path First)
+ BGP (Border Gateway Protocol)
2. Thuật toán tìm đường
2.1 Distance Vector routing ( Định tuyến theo vector khoảng cách )
Thuật toán vectơ khoảng cách (hay còn gọi là thuật toán Bellman-Ford)yêu cầu mỗi router gửi một phần hoặc toàn bộ bảng định tuyến cho các router láng giềng kết nối trực tiếp với nó .Dựa vào thông tin cung cấp bởi các router láng giềng ,thuật toán vectơ khoảng cách sẽ lựa chọn đường đi tốt nhất .Sử dụng các giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách thường tốn ít tài nguyên của hệ thống nhưng tốc độ đồng bộ giữa các router lại chậm và thông số được lựa chọn đường đi có thể không phù hợp với những hệ thống mạng lớn. Chủ yếu các giao thức định tyến theo vectơ khoảng cách chỉ xác định đường đi bằng
khoảng cách (số lượng hop) và hướng đi (vectơ) đến mạng đích.Theo thuật toán này ,các router sẽ trao đổi bảng định tuyến với nhau theo định kỳ .Do vậy ,loại định tuyến này chỉ đơn giản là mỗi router chỉ trao đổi bảng định tuyến với các router láng giềng của mình .Khi nhận được bảng định tuyến từ router láng giềng ,router sẽ lấy con đường nào đến mạng đích có chi phí thấp nhất rồi cộng thêm khoảng cách của mình vào đó thành một thông tin hoàn chỉnh về con đường đến mạng đích với hướng đi ,thông số đường đi từ chính nó đến đích rồi đưa vào bảng định tuyến đó gửi đi cập nhật tiếp cho các router kế cận khác .RIP và IGRP là 2 giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách . ( RIP ver1 & ver2, IGRP & EIGRP )
Chuyển bảng định tuyến cho router láng giềng theo định kỳ và tính lại vectơ khoảng cách
2.2 Link State routing ( trạng thái đường liên kết )
Thuật toán chọn đường theo trạng thái đường liên kết (hay còn gọi là thuật toán chọn đường ngắn nhất ) thực hiện trao đổi thông tin định tuyến cho tất cả các router khi bắt đầu chạy để xây dựng một bản đồ đầy đủ về cấu trúc hệ thống mạng. Mỗi router sẽ gửi gói thông tin tới tất cả các router còn lại. Các gói này mang thông tin về các mạng kết nối vào router .Mỗi router thu thập các thông tin này từ tất cả các router khác để xây dựng một bản đồ cấu trúc đầy đủ của hệ thống mạng. Từ đó router tự tính toán và chọn đường đi tốt nhất đến mạng đích để đưa lên bảng định tuyến .Sau khi toàn bộ các router đã được hội tụ thì giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết chỉ sử dụng gói thông tin nhỏ để cập nhật ,về sự thay đổi cấu trúc mạng chứ không gửi đi toàn bộ bảng định tuyến .Các gói thông tin cập nhật này được truyền đi cho tất cả router khi có sự thay đổi xảy ra, do đó tốc độ hội tụ nhanh hơn so với giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách,nên giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết ít bị lặp vòng hơn .Mặc dù các giao thức loại này ít bị lỗi về định tuyến hơn nhưng lại tiêu tốn nhiều tài nguyên hệ thống hơn .Do đó chúng mắc tiền hơn nhưng bù lại chúng có khả năng mở rộng hơn so với giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách .
Khi trạng thái của một đường liên kết nào đó thay đổi thì gói quảng bá trạng thái đường liên kết LSA được truyền đi trên khắp hệ thống mạng .Tất cả các router đều nhận được gói thông tin này và dựa vào đó để điều chỉnh lại việc định tuyến của mình .Phương pháp cập nhật như vậy tin cậy hơn ,dễ kiểm tra hơn và tốn ít băng thông đường truyền hơn so với kiểu cập nhật của vectơ khoảng cách .OSPF và IS –IS là 2 giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết.
Trên đây là sơ lược về Dynamic routing. Về phần tài liệu tham khảo các bạn có thể FOLLOW vào blog mình sẽ gửi qua.
==>> xem cấu hình RIP (v1 & v2)
==>> Xem cấu hình IGRP
==>> Xem cấu hình EIGRP
==>> Xem cấu hình OSPF
==>> xem cấu hình RIP (v1 & v2)
==>> Xem cấu hình IGRP
==>> Xem cấu hình EIGRP
==>> Xem cấu hình OSPF
0 nhận xét:
Đăng một bình luận