Bên cạnh kiến thức chuyên ngành được học tại các trường thì kỹ năng mềm đóng vai trò quan trọng khi đi xin việc, chiếm từ 50% – 75% tuỳ đặc thù mỗi việc. Theo nhận định của các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, SV VN rất yếu về kỹ năng mềm.
Buổi toạ đàm về “Kỹ năng mềm đối với việc tuyển dụng”, do CLB sách Hà Nội tổ chức chiều 25.10 nhằm giúp khắc phục điểm yếu đó.
Học cách viết đơn xin việc
Ông Trần Trọng Thành, GĐ Cty CP trực tuyến VINAPO nhận định: “99/100 bạn trẻ hiện nay không biết viết đơn xin việc, trình bày CV đúng quy chuẩn”.
Theo ông Thành, hầu hết các bạn trẻ thường mắc các lỗi như: Trình bày dài dòng, không phân đoạn, xuống dòng hợp lý, thông tin cá nhân đưa ra thiếu chọn lọc và có lợi cho mình. Nhiều bạn trẻ có KN nhưng cũng không biết cách làm nổi bật những KN đó sẽ đem lại lợi ích gì khi ứng tuyển vào vị trí mới.
Vì vậy, các bạn trẻ hãy học từ cuộc sống nhiều hơn, đừng nên quá phụ thuộc vào các kiến thức trong trường học. Các trường cũng nên khuyến khích sự sáng tạo của HS, SV không nên gò ép vào một khuôn mẫu nhất định.
Học cách quan sát và đặt ra mục tiêu
Đây là hai điều rất quan trọng giúp các bạn trẻ tự mình nâng cao các kỹ năng mềm. Theo các chuyên gia tư vấn nghề nghiệp, có 5 kỹ năng mềm cơ bản, là: Đặt mục tiêu cho cuộc đời, thuyết trình, tư duy và thay đổi bản thân, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm.
Theo các chuyên gia tư vấn: Đặt mục tiêu và theo đuổi mục tiêu mình đã lựa chọn là một điểm yếu của nhiều SV VN. Nhiều SV thi vào các trường ĐH-CĐ do sự sắp đặt của bố mẹ, một số khác lại thi theo mốt chứ không biết mình muốn làm gì. Vì vậy, nhiều SV ra trường rồi mà vẫn bỡ ngỡ, không biết nên học tiếp hay đi làm.
Kỹ năng thuyết trình cũng là thiếu hụt lớn. Ông Nguyễn Cảnh Bình, Chủ tịch HĐQT Cty Alphabook, cho rằng: “Đây là kỹ năng yếu nhất của SV hiện nay. Các bạn không biết trình bày một cách mạch lạc, rõ ràng ý tưởng của mình với người đối diện, đặc biệt là trước đám đông hoặc NTD”. Theo ông Bình kỹ năng mềm của các bạn trẻ chỉ đạt 10%. Vì vậy, các trường cần quan tâm hơn đến kỹ năng này và nên đưa vào giảng dạy trong các môn học cần thiết.
“Hãy học cách quan sát mọi vật và hiện tượng xung quanh. Quan sát sẽ giúp chúng ta có được tư duy phân tích tốt và giải quyết công việc hiệu quả”, đó là lời khuyên của ông Nguyễn Minh Thọ, Phó GĐ Cty Brainwork dành cho các bạn trẻ.
Chuyên mục: cuoc song, ky-nang-viec-lam
Buổi toạ đàm về “Kỹ năng mềm đối với việc tuyển dụng”, do CLB sách Hà Nội tổ chức chiều 25.10 nhằm giúp khắc phục điểm yếu đó.
Học cách viết đơn xin việc
Ông Trần Trọng Thành, GĐ Cty CP trực tuyến VINAPO nhận định: “99/100 bạn trẻ hiện nay không biết viết đơn xin việc, trình bày CV đúng quy chuẩn”.
Theo ông Thành, hầu hết các bạn trẻ thường mắc các lỗi như: Trình bày dài dòng, không phân đoạn, xuống dòng hợp lý, thông tin cá nhân đưa ra thiếu chọn lọc và có lợi cho mình. Nhiều bạn trẻ có KN nhưng cũng không biết cách làm nổi bật những KN đó sẽ đem lại lợi ích gì khi ứng tuyển vào vị trí mới.
Vì vậy, các bạn trẻ hãy học từ cuộc sống nhiều hơn, đừng nên quá phụ thuộc vào các kiến thức trong trường học. Các trường cũng nên khuyến khích sự sáng tạo của HS, SV không nên gò ép vào một khuôn mẫu nhất định.
Học cách quan sát và đặt ra mục tiêu
Đây là hai điều rất quan trọng giúp các bạn trẻ tự mình nâng cao các kỹ năng mềm. Theo các chuyên gia tư vấn nghề nghiệp, có 5 kỹ năng mềm cơ bản, là: Đặt mục tiêu cho cuộc đời, thuyết trình, tư duy và thay đổi bản thân, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm.
Theo các chuyên gia tư vấn: Đặt mục tiêu và theo đuổi mục tiêu mình đã lựa chọn là một điểm yếu của nhiều SV VN. Nhiều SV thi vào các trường ĐH-CĐ do sự sắp đặt của bố mẹ, một số khác lại thi theo mốt chứ không biết mình muốn làm gì. Vì vậy, nhiều SV ra trường rồi mà vẫn bỡ ngỡ, không biết nên học tiếp hay đi làm.
Kỹ năng mềm - quyết định 50% khi tìm việc |
“Hãy học cách quan sát mọi vật và hiện tượng xung quanh. Quan sát sẽ giúp chúng ta có được tư duy phân tích tốt và giải quyết công việc hiệu quả”, đó là lời khuyên của ông Nguyễn Minh Thọ, Phó GĐ Cty Brainwork dành cho các bạn trẻ.
0 nhận xét:
Đăng một bình luận