Từ 7/3, nếu công dân cùng nhận giấy báo nhập học và lệnh gọi nhập ngũ, dù thời hạn nhập học quy định có mặt trước thời gian nhập ngũ, vẫn phải thực hiện lệnh gọi nhập ngũ. Kết quả thi đại học, cao đẳng được bảo lưu.
Bộ Quốc phòng và Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư liên tịch số 13 sửa đổi, bổ sung một số điều về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ.
Theo quy định hiện nay, công dân không thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình gồm: người đang theo học nhưng bị buộc thôi học, tự bỏ học hoặc ngừng học tập một thời gian liên tục từ 6 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng, hết thời hạn học tập tại trường một khoá học, chỉ ghi danh, đóng học phí nhưng thực tế không học tại trường.
Thông tư liên tịch số 13 bổ sung trường hợp không được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, đó là công dân nhận được lệnh gọi nhập ngũ và giấy báo nhập học cùng một thời điểm thì phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ. Trường hợp cùng nhận được giấy báo nhập học và lệnh gọi nhập ngũ mà lệnh gọi nhập ngũ quy định thời gian có mặt sau thời gian nhập học, công dân vẫn thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Đối với các trường hợp trên, công dân phải báo cáo đơn vị quản lý biết để thông báo cho nhà trường (nơi phát hành giấy báo nhập học) được bảo lưu kết quả nhập học. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công dân đến trường làm thủ tục nhập học, mang theo giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện cấp, giấy xác nhận đăng ký vắng mặt do Ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi cư trú cấp.
Riêng công dân sau khi đã hoàn thành thủ tục nhập học mới nhận được lệnh gọi nhập ngũ thì được tạm hoãn nhưng phải có xác nhận của hiệu trưởng và cơ quan quân sự địa phương. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 7/3/2013.
Ngay sau khi được công bố, thông tư bổ sung đối tượng tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự đã gây xôn xao trên các diễn đàn. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là tiền đề tạo ra sức mạnh bảo vệ đất nước trong mọi hoàn cảnh. Trong môi trường quân đội, thanh niên sẽ rèn luyện được ý thức và kỷ luật tốt, đồng thời, đó cũng là cách đảm bảo công bằng cho mọi người. Tuy nhiên, cũng có luồng ý kiến cho rằng, nếu đỗ đại học, bảo lưu 1,5 năm đi nghĩa vụ quân sự lúc về sẽ phải học lại từ đầu vì quãng thời gian đó kiến thức bị mai một.
Nhà giáo ưu tú Đặng Đình Đại, nguyên hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) nhận định, trước đây, số lượng thanh niên vào quân ngũ tương đối lớn vì học sinh tốt nghiệp THPT học đại học chỉ chiếm 20-30%. Hiện nay, tỉ lệ này là khá lớn khi các trường đại học ngày càng nhiều lên. "Có thể vì thế mà số lượng thanh niên nhập ngũ chưa đáp ứng được yêu cầu hiện tại", thầy Đại nói.
Thầy Đại cho rằng, nhiều học sinh đang rất băn khoăn bởi quy định này chỉ được thực hiện trong thời chiến, khi đó ưu tiên số 1 cho chiến trường. Trong điều kiện thời bình này, Bộ Quốc phòng, Bộ GD&ĐT cần giải thích để nhân dân và học sinh hiểu rõ nguyên nhân của việc thay đổi, bổ sung quy định về nhập ngũ.
"Nếu thực hiện thì cần phải công bằng, không được miễn trừ cho con cán bộ có chức, có quyền và cần kiểm tra chặt chẽ để tránh tiêu cực", thầy Đại nói
Nguồn: vnexpress
Chuyên mục: cuoc song
Bộ Quốc phòng và Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư liên tịch số 13 sửa đổi, bổ sung một số điều về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ.
Theo quy định hiện nay, công dân không thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình gồm: người đang theo học nhưng bị buộc thôi học, tự bỏ học hoặc ngừng học tập một thời gian liên tục từ 6 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng, hết thời hạn học tập tại trường một khoá học, chỉ ghi danh, đóng học phí nhưng thực tế không học tại trường.
Từ 7/3, công dân cùng nhận được giấy báo nhập học và lệnh gọi nhập ngũ, dù thời hạn nhập học quy định có mặt trước thời gian nhập ngũ, vẫn phải thực hiện lệnh gọi nhập ngũ. Ảnh: Hoàng Hà. |
Đối với các trường hợp trên, công dân phải báo cáo đơn vị quản lý biết để thông báo cho nhà trường (nơi phát hành giấy báo nhập học) được bảo lưu kết quả nhập học. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công dân đến trường làm thủ tục nhập học, mang theo giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện cấp, giấy xác nhận đăng ký vắng mặt do Ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi cư trú cấp.
Riêng công dân sau khi đã hoàn thành thủ tục nhập học mới nhận được lệnh gọi nhập ngũ thì được tạm hoãn nhưng phải có xác nhận của hiệu trưởng và cơ quan quân sự địa phương. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 7/3/2013.
Ngay sau khi được công bố, thông tư bổ sung đối tượng tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự đã gây xôn xao trên các diễn đàn. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là tiền đề tạo ra sức mạnh bảo vệ đất nước trong mọi hoàn cảnh. Trong môi trường quân đội, thanh niên sẽ rèn luyện được ý thức và kỷ luật tốt, đồng thời, đó cũng là cách đảm bảo công bằng cho mọi người. Tuy nhiên, cũng có luồng ý kiến cho rằng, nếu đỗ đại học, bảo lưu 1,5 năm đi nghĩa vụ quân sự lúc về sẽ phải học lại từ đầu vì quãng thời gian đó kiến thức bị mai một.
Nhà giáo ưu tú Đặng Đình Đại, nguyên hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) nhận định, trước đây, số lượng thanh niên vào quân ngũ tương đối lớn vì học sinh tốt nghiệp THPT học đại học chỉ chiếm 20-30%. Hiện nay, tỉ lệ này là khá lớn khi các trường đại học ngày càng nhiều lên. "Có thể vì thế mà số lượng thanh niên nhập ngũ chưa đáp ứng được yêu cầu hiện tại", thầy Đại nói.
Thầy Đại cho rằng, nhiều học sinh đang rất băn khoăn bởi quy định này chỉ được thực hiện trong thời chiến, khi đó ưu tiên số 1 cho chiến trường. Trong điều kiện thời bình này, Bộ Quốc phòng, Bộ GD&ĐT cần giải thích để nhân dân và học sinh hiểu rõ nguyên nhân của việc thay đổi, bổ sung quy định về nhập ngũ.
"Nếu thực hiện thì cần phải công bằng, không được miễn trừ cho con cán bộ có chức, có quyền và cần kiểm tra chặt chẽ để tránh tiêu cực", thầy Đại nói
Theo quy định, người được tạm hoãn gọi nhập ngũ bao gồm: công dân có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ và học viên là hạ sĩ quan, binh sĩ đang học tập tại các trường quân đội, trường ngoài quân đội theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng; công dân đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thức giáo dục chính quy tập trung; học viên đang học tập trung theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS hoặc THPT tại các cơ sở giáo dục; công dân du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo 12 tháng trở lên.
Nguồn: vnexpress
0 nhận xét:
Đăng một bình luận