Có 78% người tham gia khảo sát của VitalSmarts đang trở nên thô lỗ với bạn bè khi trực tuyến hơn lúc gặp trực tiếp mà không ý thức được về điều này. Trung bình, cứ năm người thì sẽ có hai trường hợp vừa kết thúc tình bạn với một ai đó sau khi "lời qua tiếng lại" trên mạng xã hội. Trong khi đó, một phần năm số người này có xu hướng ít gặp gỡ với bạn bè ở ngoài đời thực hơn sau khi tham gia vào cuộc sống ảo.
Nhiều mối quan hệ đang dần trở nên mờ nhạt vì người dùng quá phụ thuộc vào mạng xã hội. Ảnh:Constantcontact. Joseph Grenny, |
Chủ tịch của hãng thực hiện khảo sát, cho biết, công nghệ bùng nổ khiến một số lượng không nhỏ các mối quan hệ được duy trì trên mạng Internet. Tuy nhiên, nhận thức của mỗi người về hành vi của mình ở thế giới ảo lại không bắt kịp được sự phát triển đó. "Điều đáng ngạc nhiên là nhiều người tỏ ra không tán thành với những hành vi (bất lịch sự) này nhưng chính bản thân họ cũng cư xử như vậy. Tại sao bạn sẵn sàng gọi bất kỳ ai trên mạng nhưng chẳng bao giờ nói trực tiếp trước mặt họ?".
VitalSmarts đã đưa ra một loạt ví dụ về sự ảnh hưởng của mạng xã hội tới các mối quan hệ ngoài đời thực. Joey Barton, tiền vệ của Olympique de Marseille, đã bịỦy ban đạo đức của Liên đoàn Bóng đá Pháp triệu tập vì lăng mạ hậu vệ Thiago Silva của Paris St Germain trên Twitter là "overweight ladyboy" (tạm dịch là thằng đàn bà thừa cân). Một trường hợp khác là tay đấm người Anh Curtis Woodhouse sau khi phát hiện một thành viên Twitter có biệt danh Jimmyob88 gọi mình là "sự sỉ n.h.ụ.c" sau một ván đấu thua, đã tìm đến chính nhà người này để yêu cầu xin lỗi.
Thậm chí, một người tham gia khảo sát cũng đã kể lại rằng gia đình ông đã không nói chuyện với nhau trong vòng hai năm trời sau khi một thành viên đăng ảnh xấu hổ của chị gái mình lên mạng xã hội. Không những không gỡ xuống khi được yêu cầu, "thủ phạm" còn gửi tấm hình nhạy cảm cho tất cả bạn bè của mình.
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy các mối quan hệ tại nơi làm việc cũng bị mạng xã hội ảnh hưởng. Hầu hết nhân viên đều tham gia vào các nhóm để nói xấu đồng nghiệp.
Joseph Grenny cho biết người dùng Internet hiểu rõ rằng các cuộc hội thoại quan trọng không nên thực hiện qua mạng xã hội. Tuy vậy, để giải tỏa cảm xúc tức thì, họ buộc phải sử dụng những kênh liên lạc này. Theo đại diện của VitalSmarts, khi giao tiếp theo hình thức trực tuyến, người dùng cần ý thức về việc mình phải có những cư xử đúng mực như đang trò chuyện trực tiếp.
Ông cho biết các thành viên mạng xã hội nên tuân theo ba nguyên tắc khi trò chuyện trưc tuyến: Không nên để các cuộc hội thoại trở thành độc thoại; không viết tắt hoặc sử dụng từ ngữ mang tính phán xét và tránh lăng mạ người khác khi cảm xúc lên cao. Nếu cảm thấy cuộc hội thoại đang trở nên quá căng thẳng, đó là lúc người dùng nên dừng lại, tắt mạng hoặc gặp trực tiếp người kia để nói chuyện.
Các số liệu mới đây của Pew Research Center cho thấy có tới 67% người trưởng thành tại Mỹ sử dụng Facebook. Trong khi đó, dân số ở Anh sở hữu tài khoản Facebook là hơn 50%.
Theo sohoa.vn
Chuyên mục: tin-cong-nghe
0 nhận xét:
Đăng một bình luận